Du lịch Quảng Bình không chỉ thu hút khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng mà còn níu giữ chân khách bởi ẩm thực đa dạng, phong phú. Cùng điểm qua top 10 đặc sản Quảng Bình du khách không nên bỏ lỡ khi đến du lịch Quảng Bình.
Cháo bánh canh: Cháo bánh canh Quảng Bình là một món ăn quen thuộc với người dân Quảng Bình, không giống những vùng khác, cháo canh Quảng Bình có cách chế biến và thưởng thức rất độc đáo. Tùy vào từng quán mà mỗi quán có 1 hương vị đặc trưng riêng. Cháo canh có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn khuya.Sợi bánh canh được làm 100% từ bột gạo hoặc bột mì, bột được nhào kỹ rồi cắt nhỏ thành sợi, có nơi thì sợi dẹt, có nơi thì sợi dài thuôn hình vuông. Không chỉ có thế, nước dùng để ăn bánh canh Quảng Bình còn được hầm từ xương cùi và xương cá lóc nên có vị rất ngọt.
Bánh bèo: Khi du lịch Quảng Bình, bạn nên thử qua món bánh bèo Quảng Bình, bánh được làm gạo tinh quyện với tôm thịt chấy nhỏ, mỡ hành và nước chấm. Chiếc bánh tròn đều, nhỏ xinh, trắng nõn được xếp đều trên dĩa nhìn như những cánh hoa đang nở. Chính vì vậy bánh bèo Quảng Bình gây ấn tượng với thực khách ăn một lần là nhớ mãi.Là 1 món ăn bình dị, mộc mạc, đơn sơ nên bạn có thể bắt gặp những quán bánh bèo dọc các con phố, ngõ ngách. Bánh bèo ẩn chứa nét đẹp văn hóa của của người dân địa phương. Chính vì điều giản dị đó mà đã đốn gục trái tim của du khách khi đến đây vào những ngày se lạnh với những dĩa bánh bèo nóng.
Bánh khoái: Bánh Khoái đã xuất hiện từ rất lâu, không ai rõ thời gian nào và nguồn gốc từ đâu. Đúng như tên gọi của nó mỗi khi ăn bánh khoái sẽ rất thích thú, rất đã, cảm giác rất khoái. Vì vậy khách đến du lịch Quảng Bình đều muốn thưởng thức những đĩa bánh khoái vàng rụm, giòn tan thơm mùi tôm, đậm đà chất biển, hẫn dẫn sảng khoái từ cái tên.
Bánh khoái Quảng Bình có nét giống với bánh xèo Miền Nam. Bánh khoái nơi đây có kích thước lớn hơn, lớp vỏ bên ngoài được chiên giòn hơn, cách chế biến và nước chấm cũng cầu kỳ và hương vị đậm chất miền trung hơn.
Bột để làm bánh chọn loại gạo ngon, xay nhuyễn, thêm nước khuấy đều thành dạng lỏng sền sệt. Ngoài ra, người ta có thể cho thêm một ít bột bắp để bánh có độ giòn và thơm khi chiên ngập dầu, một số nơi còn cho thêm trứng gà, trứng vịt, bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp và bổ dưỡng, ăn ngon béo hơn.
Tiếp đến là phần nhân bánh bao gồm thịt heo xay nhuyễn ướp với các loại gia vị, tôm nõn và giá đỗ. Nước chấm bánh hay còn gọi là nước dùng, một số nơi gọi là nước lèo cũng là một thành phần quan trọng trong món ăn này. Một bát nước chấm gồm có thịt lợn nạc, cà chua, dứa hay còn gọi là thơm, thậm chí có thể cho một chút bánh đa và lạc rang. Mỗi khi ăn bánh khoái thì không thể thiếu các loại rau sống như dưa leo, khế thái mỏng, sung xắt lát, chuối chát cắt lát mỏng và một bát mắm tôm …
Bánh bột lọc: Nguồn góc của bánh bột lọc là từ vùng đất cố đô Huế nhưng được người dân Quảng Bình chế biến lại theo khẩu vị của người dân ở đây. Món bánh dân dã vừa lạ vừa quen, giá cả bình dân nên mỗi khi đến du lịch Quảng Bình không ai mà không muốn nếm thử và mua bánh lọc sống về làm quà. Món bánh được làm bằng bột sắn tươi hoặc khô cuộn nhân tôm, thịt, nấm, măng, được gói trong lá chuối và hấp chín. Một cái bánh nóng hổi thơm mùi lá chuối, mùi tôm với một chút nấm hương lẫn với vị chua vị măng rừng thật là đủ chiều vị giác. Bạn nên thử hai loại bánh bột lọc, đó là bột lọc trần và bột lọc lá gói chuối.
Khoai gieo: Nhắc đến đặc sản Quảng Bình thì không thể bỏ qua món khoai deo. Khoai deo là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và được chế biến từ khoai lang trồng trên đất thịt. Từ công đoạn chọn khoai, đem khoai đi luộc chín rồi cắt lát và phơi nắng từ 9 – 12 ngày được người dân làm cận thận, tỉ mĩ. Khoai gieo được du khách chọn làm quà khi đến du lịch Quảng Bình.
Mực nhảy: Mực nhảy là mực đang sống, vừa được đánh bắt đưa vào bờ, có những chấm nhỏ trên thân đang nhấp nháy. Thân mực có màu ánh kim, toàn thân lấp lánh vì vậy mực nhảy là cái tên mỹ miều được ngư dân đặt tên cho những con mực đang sống. Những vùng biển có độ mặn thấp thì rất khó để bắt gặp loại mực này. Nhiều du khách quay lại Quảng Bình du lịch cũng chỉ vì món mực tươi sống này thôi ạ. Cách chế biến đơn giản nhưng và được nhiều người lựa chọn chính là hấp ngay tại bàn. Hay cách khác là nướng trên bếp than đỏ rực lúc đó vị mặn biển quyện với vị ngọt và mùi thơm của mực châm với tương ớt hoặc muối, tiêu, chanh thì thật là tuyệt vời.
Cháo hàu
Hàu chế biến được nhiều món khác nhau như nấu cháo gạo, xào với hành kẹp bánh tráng hoặc nấu canh chua, canh rau. Riêng món cháo được rất nhiều người ưa thích.
Cá trắm Phong Nha: Nếu đến Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng mà không nếm thử đặc sản cá trắm Sông Son này thì coi như chưa đến du lịch Quảng Bình. Cá ở đây được nuôi hoàn toàn tự nhiên, được khai thác quanh năm. Thịt cá dai, ngon, thơm và hàm lượng dinh dưỡng cao. Du khách có thể mang dư vị về tận nhà bằng cách mua chả cá trắm Sông Son về làm quà.
Muối cheo Quảng Bình kết hợp với gà nướng mọi: Muối cheo được làm từ rau húng quế, lá chanh, tiêu xanh và ớt xanh giã với muối hạt. Loại muối cheo có mùi thơm, vị cay, khi dùng cùng thịt nướng tăng thêm hương vị cho các món ăn. Gà được làm sạch tách bụng ép phẳng vào vỉ rồi nướng trên bếp than không bỏ gia vị được gọi là nướng mọi. Loại gà được chọn là gà thả rông, thịt nhỏ và chắc, khi nướng xong thì lớp da vàng giòn, ăn có vị thịt dai thơm. Khi du lịch Phong Nha nói riêng và du lịch Quảng Bình nói chung thì bạn không nên bỏ lỡ món ăn đặc sản này.
Ruốc biển: Ruốc được làm từ con khuyết tươi sau khi đánh bắt từ biển lên thì đưa đi phơi khô, trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ thì sẽ tạo ra mắm ruốc. Mắm ruốc ngon có hương thơm khó cưỡng, sền sệt nấu cùng rau mồng tơi, rau khoai, rau tập tàng,trộn gỏi hoặc dùng làm món chấm dưa leo, chuối chát hoặc quả vả nếp thì ngon bá cháy.